Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da khá thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra triệu chứng ngứa rát, khó chịu, gây mất thẩm mỹ. Theo dân gian, một số loại lá có tác dụng điều trị căn bệnh này khá hiệu quả. Vậy viêm da dị ứng tắm lá gì để bệnh nhanh khỏi?
1. Viêm da dị ứng tắm lá gì
Lá khế
Lá khế có tác dụng giải độc và kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt vì thế thường được điều trị để chữa bệnh viêm da dị ứng.
Cách làm như sau:
+ Rửa sạch khoảng 100g lá khế, sau đó bạn ngâm khoảng 20 phút với nước muối, rồi vớt ra để ráo.
+ Vò nát lá khế rồi cho vào đun sôi cùng với 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Lưu ý khi nước sôi thì cần để lửa nhỏ.
+ Khi nước lá khế bớt nóng hay dùng để tắm, có thể dùng lá để xát lên da, chú ý chà xát nhẹ nhàng để tránh tổn thương da. Thực hiện trong khoảng 15 phút thì dùng khăn lau khô người.
+ Thực hiện khoảng 3 đến 4 lần trong một tuần để cảm nhận hiệu quả.
Lá bàng non
Với câu hỏi viêm da dị ứng tắm lá gì thì lá bàng non chính là một câu trả lời rất chính xác. Trong lá bàng non có chứa phytosterol, flavonoid, tanin,… có thể giúp giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng. Vì thế sử dụng lá bàng non cũng là một phương pháp điều trị căn bệnh ngoài da phổ biến này.
Cách thực hiện như sau:
+ Hái khoảng 5 đến 7 lá bàng non, tốt nhất hãy hái vào buổi sáng sớm, sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút.
+ Sau đó vớt lá bàng để ráo rồi cho lá bàng vào 2 lít nước để đun sôi. Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và đun thêm trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
+ Bạn đổ nước ra chậu, khi nước bớt nóng thì dùng để vệ sinh vùng da bị dị ứng hoặc cũng có thể sử dụng để tắm toàn thân.
+Phương pháp này có thể sử dụng hàng ngày để mang lại hiệu quả.
Viêm da dị ứng tắm lá gì? Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, đồng thời chống viêm nhiễm. Vì thế khi sử dụng loại lá này để điều trị các vấn đề về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, phát ban, nổi mề đay,… có thể mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Bạn có thể sử dụng lá này nấu nước uống hoặc dùng làm nước tắm. Cách thực hiện như sau:
+ Nấu nước uống: Rửa lá đơn đỏ thật sạch, sau đó đun cùng với khoảng 300ml nước. Đun sôi cho tới khi nước cạn còn lại một chén và hãy uống ngay khi còn ấm.
+ Nấu nước tắm: Dùng lá và thân của cây đơn đỏ rửa sạch, sau đó bạn ngâm với một chút muối. Sau đó, vớt lá và thân cây ra để ráo nước. Tiếp đó cho vào nước rồi đun sôi lên khoảng 10 phút. Sau đó pha cùng với nước lạnh để vệ sinh vùng da bị bệnh.
Lá trà xanh
Trà xanh không chỉ là một loại thức uống ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng ngứa ngáy, rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa. Chính vì thế lá trà xanh chính là câu trả lời phù hợp với câu hỏi viêm da dị ứng tắm lá gì.
Cách thực hiện như sau:
+ Bạn rửa lá trà xanh tươi thật sạch và để ráo.
+ Đun lá trà xanh cùng với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
+Cho thêm một chút muối vào nồi nước, để nguội rồi sử dụng để tắm.
+ Nên thực hiện 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tính mát, giúp giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả, đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể kết hợp lá đinh lăng với lá huyết dụ theo tỉ lệ 2:1 để đun lấy nước uống.
Cách làm như sau: Bạn rửa sạch lá đinh lăng và lá huyết dụ, sau đó cho vào nước ấm rồi đun lên. Khi nước sôi thì hãy vặn nhỏ lửa đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp và chắt lấy nước uống. Nên uống khi còn ấm để thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng bài thuốc này mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Sài đất
Sài đất có tính mát và rất tốt đối với làn da của bạn. Hơn nữa loại cây này cũng có tính an toàn khá cao nên có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Khi sử dụng sài đất, tình trạng viêm da và ngứa ngáy trên da sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Cách thực hiện như sau: Bạn rửa sạch sài đất và ngâm nước muối trong khoảng 20 phút. Sau đó, vớt sài đất ra và để ráo. Sau đó giã nát sài đất, nhớ cho thêm một chút muối. Dùng hỗn hợp này để chà xát lên vùng da bị dị ứng. Sau 30 phút bạn bỏ ra và rửa lại với nước sạch. Ngoài ra bạn cũng có thể đun lấy nước tắm.
2. Một số ưu nhược điểm khi điều trị viêm da dị ứng bằng phương pháp tắm lá
Khi điều trị viêm da dị ứng bằng phương pháp tắm lá, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Trước khi tắm, cần lau sạch vùng da bị viêm, mẩn đỏ.
Cần pha nước tắm loãng khi tắm cho trẻ nhỏ
– Nếu có hiện tượng vỡ mụn thì không nên để nước tắm dính vào.
– Trong trường hợp tắm với lá có xuất hiện một số triệu chứng như ngứa rát, đỏ da,… thì cần dừng tắm với lá.
– Đối với trẻ sơ sinh cần pha nước tắm loãng hơn so với người lớn hoặc chỉ chấm nhẹ lên vùng da bị viêm.
Ưu điểm điểm của phương pháp tắm lá là nguyên liệu dễ kiếm, lành tính, chi phí thấp và cách sử dụng khá thuận tiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần phải sử dụng lâu dài mới có hiệu quả và chỉ phù hợp với những trường hợp bị dị ứng nhẹ. Những bệnh nhân có hiện tượng chảy mủ trên da cũng không nên tắm lá. Một số trường hợp bị dị ứng với thảo dược thì không thể sử dụng phương pháp này. Nếu cố ý sử dụng, còn có thể khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm da dị ứng tắm lá gì vùng với những ưu nhược điểm của phương pháp tắm lá. Chúng tôi khuyên bạn, nên đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn điều trị theo phương pháp khoa học để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.