Trà xanh Thái Nguyên vốn được mệnh danh là “thức uống quốc dân” bởi với người Việt mình thì “miếng trà là đầu câu chuyện”. Hương thơm mùi cốm cùng với vị ngọt hậu làm nên đặc trưng không một loại trà nào có được. Tuy nhiên, ngoài cách uống truyền thống, trà xanh Thái Nguyên còn có một cách ướp thú vị khác mà không phải ai cũng biết, đó là cách ướp với bông sen. Cùng tìm hiểu cách ướp trà xanh hoa sen này nhé!
1- Cách ướp trà xanh Thái Nguyên vào hoa sen tươi
Có nhiều loại trà có thể ướp được hoa sen tươi, nhưng để ngon nhất vẫn phải là trà xanh Thái Nguyên được hái trên đồi chè của xã Tân Cương, Thái Nguyên.
Không phải tự nhiên Thái Nguyên lại được cho ra nhiều thương hiệu trà đặc biệt đến vậy mà đó là cả một quãng thời gian dài tìm tòi, học hỏi của người dân nơi đây. Các bí quyết sản xuất trà xanh Thái Nguyên thủ công được truyền lại cho thế hệ sau thông qua quá trình các thành viên trong gia đình trực tiếp chế biến chè. Chính vì vậy, các kỹ thuật chế biến chè theo phương pháp truyền thống không bao giờ bị đánh mất đi mà nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dần dần tạo nên thương hiệu cho từng hộ gia đình tại Tân Cương Thái Nguyên. Trà xanh Thái Nguyên tốt là một chu trình đòi hỏi sự chăm sóc cẩn trọng cao bảo đảm từng búp lá được mập mạp, không bị khô héo và sâu bệnh thì giai đoạn chế biến lại càng yêu cầu tỉ mỉ hơn để giữ nguyên được chất lượng, hương vị trà.
- Cách chọn hoa sen để ướp trà
Không phải hoa sen nào cũng có thể sử dụng để ướp trà. Hoa sen chuẩn nhất phải là hoa sen ở Tây Hồ, vì sen này có nhiều cánh nhỏ xếp dày trong bông sen mới đủ điều kiện để lưu hương khi ướp trà….. Ngoài ra, có lẽ cũng do điều kiện thổ nhưỡng nên hoa sen Tây Hồ thường có hương thơm đượm hơn so với những vùng khác.
Một lưu ý là nên đi sớm tới hồ Tây để chọn những bông hoa vừa được hái (hương còn đượm, cánh hoa còn nguyên vẹn), chọn bông có búp lớn, cánh mới hé nở là tốt nhất để ướp trà. Ngoài ra, đừng quên mua thêm lá để bọc bông chè sau này.
- Cách ướp trà vào sen:
Sau khi mua sen về, nên thực hiện vào việc ướp trà vào sen luôn, nếu để lâu sẽ bị mất mùi hương thì thu trà lại sẽ không được chuẩn. Để ướp chè vào hoa sen, nên nhẹ nhàng vén các cánh hoa để lộ nhuy, sau đó cho trà xanh Thái Nguyên vào ( khoảng 15-20g chè vào mỗi bông), sau đó xếp lại cánh hoa, dùng lá sen để gói trọn đủ bông hoa và giữu kín, không nên gói quá chặt).
Lưu ý là chỉ nên vén cánh hoa vừa đủ để có chỗ cho trà vào, không làm mạnh khiến cánh bị gãy rời khỏi cuống. Sau đó, cắm hoa vào bình hoặc chậu để qua 1 đêm và lấy ra dùng.
Đó là những bước cơ bản để hoàn thành cách ướp nhanh cho trà sen rồi. Để bảo quản lâu hơn, người ta thường cho các bông trà vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách làm này thì trà có thể sử dụng để uống cả tháng sau đó. Tuy nhiên, lưu ý là đừng để bị lẫn mùi thực phẩm trong tủ lạnh để tránh việc trà sẽ mất vị.
2- Cách ướp trà sen sao khô
Trà được lựa chọn để sao ướp theo cách này cũng là trà xanh Thái Nguyên được hái ở xã Tân Cương. Những búp chè phải được chọn lọc và chế biến thủ công tỉ mỉ thì mới đạt yêu cầu để sử dụng.
Đây là cách ướp trà sen cầu kì, đòi hỏi rất nhiều công sức của người làm, những chén trà sen từ cách này sẽ không bị nồng vị quá như kiểu ướp sen tươi mà sẽ đưa lại kiểu hương thơm thoảng thoảng, thư thái mà có lẽ chỉ những người thực sự yêu trà và cảm nhận tinh tế, sâu sắc mới cảm nhận được. Ngoài ra, trà ướp theo kiểu này còn có thể sử dụng được trà lâu dài.
Thay vì trực tiếp cho trà vào trong bông sen, cách ướp này sử dụng gạo sen để ướp trà xanh Thái Nguyên. Gạo sen là phần lưu hương thơm đượm nhất của cả bông sen, chính vì thế khi ướp kèm gạo sen, các cánh trà sẽ đượm hương mà không bị lẫn vị ngái của cánh sen như ướp kiểu bông sen tươi. Người làm chè sen phải tỉ mỉ tách gạo ra khỏi từng bông sen, sau khi tách xong, sàng lọc hết các thứ khác, chỉ thu hoạch gạo sen thanh khiết. Dùng mâm đồng hoặc giấy nến trải 1 lớp trà lên trên rồi lại 1 lớp gạo sen, cứ thế cho đến khi hết gạo sen, sau cùng phủ 1 lớp giấy bản lên trên. Ướp trong vòng từ 18 – 24h tùy thuộc độ ẩm của gạo sen, sau đó mang ra sao khô, có thể sao khô theo cách truyền thống là dùng bếp củi hoặc có thể dùng máy sấy để sấy khô cũng được.
Không chỉ ướp 1 lần, để có những ấm trà đượm hương, người ta ướp có khi đến 5 – 6 lần để mỗi cánh trà đều đượm hương sen và giữ lại lâu hơn. Trà sen làm theo cách này thường tốn kém, 1 kg trà sen khô thường mất tới cả ngàn bông sen ( để đủ gạo sen ướp trà).
Để có được một ấm trà sen vừa thơm vừa chất lượng đòi hỏi những công đoạn ướp trà rất tỉ mỉ tốn nhiều thời gian. Do đó mà giá cả trà sen ướp cũng đắt hơn so với chè bình thường. Trên đây là những tìm hiểu về cách ước trà hoa sen, theo dõi trang nhiều hơn để cập nhật thêm nhiều thông tin hay ho nhé!