Rượu nho là thức uống cực kỳ tốt cho sức khoẻ chỉ đứng sau nước trà xanh. Nó vừa là thức uống chơi, vừa là thức uống tốt cho hệ tiêu hoá. Hãy cùng vào bếp thử ngay 2 công thức cách làm rượu nho ngon, dễ uống nhé!
1. Cách làm rượu nho ngâm đường phèn
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- Nho tươi: 5kg
- Đường trắng: 2kg
- Dụng cụ cần thiết: máy ép trái cây, hũ thuỷ tinh, …
Có thể bạn quan tâm:
- 5 Cách làm mứt nho ngon ngày Tết vừa an toàn vừa dễ làm
- 5 loại Nho Xanh Không Hạt được ưa chuộng nhất hiện nay
- Mách bạn 3 cách làm nước ép nho mát lạnh, giải nhiệt mùa hè
1.2. Các bước thực hiện
- Nho rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút cho sạch hết các chất bẩn. Rửa lại với nước, để ráo.
- Chia nho thành từng phần khoảng chục trái, dùng máy ép lấy nước cốt nho và bỏ bã.
- Cho nước cốt nho vào hũ lớn dùng để ủ, thêm đường trắng vào. Đậy nắp kín, để ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.
- Rượu nho cần ủ lâu, ủ càng lâu rượu sẽ càng ngon. Ủ đến khi nước trong hơn, lúc này rượu đã lên men.
2. Cách làm rượu nho không đường
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Qủa Nho tươi: 5kg
- Rượu trắng (trên 40 độ): 2 lít
2.2. Các bước thực hiện
- Nho rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 – 25 phút cho sạch hết các chất bẩn. Ngắt bỏ cuống.
- Dùng tay bóp nát nho trong nồi lớn đến khi nho nát và ra nước hết. Sau đó, cho rượu trắng vào chung, đảo đều nhẹ nhàng một lần.
- Đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Sau khoảng 2 – 3 tuần, dùng đũa hoặc muỗng đảo đều hỗn hợp lên, để quá trình lên men được nhanh và rượu đều vị hơn.
Cách xử lý khi ngâm rượu nho bị sủi bọt
- Nếu rượu đang ủ bị sủi bọt thì bạn chỉ cần vớt đi phần bọt nổi trên mặt rượu.
- Tiếp tục, dùng rây lọc lại phần rượu để loại bỏ bọt.
- Nếm thấy rượu quá chua thì thêm đường, vị rượu sẽ được trung hoà.
3. Lưu ý khi uống rượu nho
- Không nên lạm dụng và uống quá nhiều rượu nho. Nó rất bổ dưỡng nhưng cần uống đúng và đủ liều lượng cho phép.
- Nếu ai bị mất ngủ có thể uống một ít rượu nho trước khi đi ngủ, vì rượu nho có chứa melatonin giúp ngủ ngon hơn.
- Có thể dùng rượu nho trong bữa ăn vì nó giúp tiêu hoá tốt, tránh bị quá no, giúp ăn ngon miệng hơn.
- Người bị tiểu đường nên dùng rượu nho không đường không ngọt, vì rượu nho có đường chứa lượng đường rất cao.
- Rượu nho còn có tác dụng lợi tiểu và tốt cho hệ tiêu hóa. Những ai bị các bệnh liên quan đến tiểu nhạt và tiêu chảy nên lưu ý khi dùng hoặc chỉ được dùng khi được sự đồng ý của bác sĩ.
4. Công dụng của rượu nho
Đốt mỡ thừa
Nho chứa chất axit ellagic, có tác dụng kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, giúp cơ thể tránh các bệnh về béo phì rất tốt. Chất này còn giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào mỡ.
Ngăn ngừa cảm lạnh
Rượu nho có chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa bị cảm lạnh đến hơn 50%.
Tăng cường trí nhớ
Trong nho vỏ đỏ có chứa chất resveratrol, có tác dụng cải thiện trí nhớ và làm giảm sự mau quên.
Năng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể
Chất resveratrol có trong hầu hết các loại rượu nho có thể nâng cao sức khoẻ và hiệu suất tập thể dục, cải thiện sức đề kháng và sức khỏe tim mạch.
Xem thêm:
- Quả cherry – Một loại thực phẩm vàng cho sức khỏe của bạn
- Dưa lưới – Hương vị thơm ngon và các lợi ích cho sức khỏe
Chống oxy hóa cho cơ thể
Trong rượu nho chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc ung thư rất tốt. Một ly rượu nho mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Giảm đột quỵ
Rượu nho có tác dụng làm loãng máu ở mức tương đối và cho phép được, giúp làm giảm nguy cơ bị đột ngụy do máu đông. Bạn nên uống liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều dẫn đến tác dụng phụ cho cơ thể.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành công thức cách làm rượu nho vừa dễ làm lại tốt cho sức khỏe. Hãy cùng thưởng thức món rượu này cùng với bạn bè, gia đình hoặc người thân nhé!
Tống hợp: nongsan365.net