Cherry hay quả anh đào là loại quả với hương vị ngọt ngào và màu đỏ quyến rũ. Tìm hiểu các loại Cherry, các giống Cherry và cách phân biệt các loại Cherry.
1 Tìm hiểu về quả Cherry
Quả cherry hay còn gọi là quả anh đào, thuộc họ Rosaceae, phân chi anh đào (Cerasus), nó có nguồn gốc từ Châu u, trồng chủ yếu vùng ôn đới.
Hình dáng của quả cherry có hình trứng, cuống dài mọc thành chùm, đỏ mọng khi chín, có khi sẽ là màu vàng hoặc màu đen tuyền, đường kính quả trung bình cỡ 2.5cm. Quả cherry là quả mọng nước, vỏ bóng láng, ngọt giòn, thơm dịu nên được nhiều người yêu thích.
Mùa thu hoạch quả cherry bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8
Mùa thu hoạch quả cherry bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nhiều khu vực khác là tháng 11, thường cây cherry rất sai quả, theo nhiều chuyên gia nhận định thì loại cherry Mỹ là loại tốt nhất từ màu sắc, hương vị đến giá trị dinh dưỡng. Ngoài dùng làm một loại trái cây tráng miệng, quả cherry còn được làm thành nước ép, mứt hay trang trí cocktail hay bánh sinh nhật.
2 Đặc điểm của Cherry nhập khẩu
Cherry nhập khẩu có màu sắc khác nhau hay theo từng quốc gia, hương vị
Không phải loại cherry nào đều sẽ giống nhau, mỗi khu vực sẽ cho ra một loại cherry có màu sắc, kích cỡ và mùi vị khác nhau. Đa số các loại cherry nhập khẩu hiện này sẽ có một số đặc điểm như sau:
- Theo màu sắc: Cherry đỏ, cherry đen, cherry vàng.
- Theo mùi vị: Cherry ngọt và cherry chua.
- Theo vùng khí hậu: Cherry ôn đới và cherry nhiệt đới.
- Theo mùa vụ: Cherry ưa lạnh và cherry ưa nóng.
- Theo tên giống: Chelan, Lapin, Skeena, Rainier, Royal Ann, Tulare, Lambert, Tartarian, Bings,…
- Theo quốc gia: Cherry Mỹ, cherry Canada, cherry New Zealand, cherry Úc, cherry Chile, cherry Trung Quốc, cherry Nhật Bản,…
3 Các chủng Cherry phổ biến trên thế giới
Chủng Cherry chua
Cherry chua thường có kích thước nhỏ, mềm, có vị chua, tiêu biểu của chủng Cherry chua có thể kể đến giống Early Richmond, Montmorency hay Morello, thường được trồng phổ biến ở Trung Quốc.
Cherry chua chứa nhiều vitamin C, ít calo hơn cherry ngọt, thường được dùng làm bánh, nấu mứt, sấy khô hay ép nước uống.
Cherry chua thường có kích thước nhỏ, mềm, có vị chua
Hiện nay, chủng cherry chua có hơn 300 loại khác nhau được bán trên thị trường từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 8, phổ biến nhất 2 dòng cherry chua là amarelle và morello.
Chủng Cherry ngọt
Chủng cherry ngọt thì sẽ có kích thước lớn hơn cherry chua, có hình dáng trái tim, thịt sẽ chắc hơn và giòn ngọt, màu sắc từ vàng ánh đỏ đến đỏ sẫm, đen tím.
Các giống cherry tiêu biểu của dòng cherry ngọt có thể kể đến là Royal Ann, Bing, Lambert và Tartarian, chủ yếu chúng được trồng ở Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand,…
Chủng cherry ngọt thì sẽ có kích thước lớn hơn cherry chua
Cherry ngọt thường thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 7 ở Bắc Bán Cầu, chia thành 3 đợt là đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa, thường thì đầu mùa sẽ có giá cả đắt nhất và giảm dần.
Cherry ngọt thường dùng trộn salad, mứt, kem trái cây hay yogurt, nó rất được yêu thích trên thị trường và được xuất khẩu với sản lượng lớn hơn với chủng cherry chua.
Chủng Cherry nhiệt đới
Đối với chủng cherry nhiệt đới thì có hai loại gồm cherry Grumichama hay còn gọi là cherry Brazil và cherry Surinam với cái tên cherry Hawaii.
Cherry Grumichama (Cherry Brazil) là loại cherry mọc dại ở vùng duyên hải phía Nam Brazil, sau này được trồng nhiều ở vùng Rio de Janeiro và xuất hiện cả ở Paraguay.
Cherry Grumichama (Cherry Brazil)
Quả cherry này có màu nâu đen khi chín, vỏ ngoài nhẵn bóng, mỏng và thịt săn chắc, có màu trắng, gồm 2 – 3 hạt tách biệt với phần thịt, vị ngọt kết hợp với chua, có mùi thơm đặc biệt và thường ra quả vào tháng 11.
Cherry Surinam (Cherry Hawaii)
Còn cherry Surinam (Cherry Hawaii) là loại cherry có nguồn gốc từ Brazil, có hình dạng lạ khác hẳn tất cả loại cherry khác là nó có 8 khía, mỗi quả có 1 tới 3 hạt, lúc còn non sẽ có màu xanh, khi chín sẽ có màu đen, phần thịt đỏ đậm, vị ngọt giống xoài.
Giống cherry này có trồng một số tỉnh của Việt Nam như Đà Lạt. Thường được dùng làm mứt, thạch trái cây hay trộn salad.
4 Các loại Cherry phổ biến trên thế giới
Cherry Mỹ
Cherry Mỹ là một trong những loại cherry được nhiều người ưa thích, nó có vỏ và thịt màu đỏ, ăn vào cảm giác giòn chắc, nhiều nước và có vị ngọt thanh. Mùa thu hoạch của cherry Mỹ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8, các giống tiêu biểu là Bing, Chelan, Rainier, Skeena, Sweetheart, Tieton.
Đối với giống Cherry Mỹ thường mắc hơn vào đầu mùa, so với giữa hay cuối mùa thì giá cao hơn từ khoảng 200.000 – 500.000 đồng/kg.
Cherry Úc
Quả cherry Úc có bề ngoài màu hơi đỏ tím, lớp da sáng bóng, kích thước to đều nhau, phần thịt bên trong giòn và có vị ngọt đậm. Đầu mùa vụ sẽ rơi vào 3 tháng là từ tháng 5 đến tháng 8, mùa vụ cuối rơi vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Cherry Úc có các giống tiêu biểu là Merchan và Sweetheart.
Kích thước của cherry Úc có các size 28-36 và mức giá dao động từ 450.000 đồng/kg đến 1.000.000 đồng/kg.
Cherry Trung Quốc
Cherry Trung Quốc có giá rẻ hơn nhưng quả có thịt cứng, chua, kích thước không đều
Cherry Trung Quốc là loại phổ biến ở Việt Nam, có cùng mùa vụ với cherry Mỹ và Canada là từ tháng 5 đến tháng 8, chúng có giá rẻ hơn các loại cherry khác, vào khoảng từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg.
Chất lượng thì hơi kém so với những loại cherry khác bởi nó thuộc chủng cherry chua, quả có thịt cứng, chua, kích thước không đều.
5 Cách phân biệt Cherry Mỹ và Cherry Trung Quốc
Dựa vào kích thước
Thông thường, cherry Mỹ có kích thước to, đồng đều, cầm chắc tay, còn cherry Trung Quốc có kích thước không đồng đều, nhỏ.
Dựa vào màu sắc và hương vị
Cherry Mỹ có màu đỏ sẫm hay sẫm đen tùy vào giống, vỏ ngoài căng bóng, mọng nước, có vị ngọt và cuống xanh tươi, còn cherry Trung Quốc có vị chua nhiều hơn ngọt, màu đỏ sáng, láng mịn, cuống không tươi, do bảo quản bằng nhiều chất bảo quản nên độ giòn thấp, mềm xốp.
Cherry Mỹ có màu đỏ sẫm (bên trái) còn cherry Trung Quốc có màu đỏ sáng
Dựa vào giá bán
Cherry Mỹ đầu mùa có giá khá cao, khoảng 200.000 đồng – 500.000 đồng/kg, còn cherry Trung Quốc thường có giá rẻ hơn khoảng 120.000 đồng – 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, dùng giá để xác định không chắc chắn do nhiều khi cherry Trung Quốc giả cherry Mỹ được bán với giá cao hơn.
Dựa vào cách bảo quản
Cuối cùng là phương thức bảo quản, thường cherry Mỹ phải bảo quản ở dưới 10 độ C, nếu để ngoài nhiệt độ phòng rất nhanh héo sau 1 ngày. Còn hàng cherry Trung Quốc vẫn tươi lâu dù để ngoài không khí trong nhiều ngày bởi chúng có nhiều chất bảo quản.
Cherry Mỹ (bên trái) và Cherry Trung Quốc (bên phải)
Bên trên là các loại cherry phổ biến trên thế giới được ưa chuộng nhất. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm thông tin bổ ích và thú vị.