Các lợi ích đến từ dinh dưỡng dưa lưới sẽ giúp bạn cải thiện phần nào sức khỏe cơ thể và hồi phục bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, có một số bệnh lại tuyệt đối không nên thêm dưa lưới vào thực đơn. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về công dụng hữu hiệu của dưa lưới và những điều cần tránh ngay bài viết sau đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới
Là một loại trái cây khá quen thuộc với hàm lượng nước lớn hơn 80% cùng với việc cung cấp chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Cụ thể thì trong 100g dưa lưới sẽ bao gồm các hàm lượng mà bạn có thể tham khảo ở bảng dưới đây:
Potassium | 300 mg |
Chất xơ | 1 g |
Acid Folic | 21 μg |
Nianci | 0,734 mg |
Beta-carotene | 2020 μg |
Magie | 12 mg |
Sắt | 0,21 mg |
Canxi | 9 mg |
Vitamin C | 36,7 mg |
Vitamin A | 169 μg |
Năng lượng | 34 kcal |
Tác dụng của dưa lưới mang lại đối với sức khỏe con người
Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây công dụng mà dưa lưới mang lại cho cơ thể chúng ta nhé.
Giúp bảo vệ và có được đôi mắt sáng khỏe
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong thành phần dưa lưới chứa khá nhiều beta-carotene so với các loại trái cây khác như: Quả bưởi, cam, xoài, quýt hay đào,… Đồng thời, lớp vỏ ngoài của dưa lưới cũng chứa beta-carotene tương đương với hàm lượng có trong cà rốt.
Có thể bạn cần biết:
- Dưa lưới bao nhiêu calo? Ăn dưa lưới có mập không?
- 20 món ngon từ dưa lưới với cách chế biến đơn giản tại nhà
- Cách trồng Dưa lưới tại nhà bằng thùng xốp, chậu hoặc bao tải
Cụ thể thì beta-carotene là một loại carotenoid giúp tăng thêm sự tươi sáng cho màu sắc của trái cây. Và khi cơ thể nạp chất này vào sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp bảo vệ đôi mắt của chúng ta, tế bào hồng cầu cũng được khỏe mạnh, nâng cao khả năng miễn dịch hiệu quả.
Chống lại bệnh tật
Với một bát dưa sẽ chứa hơn 100% giá trị vitamin C trong thực đơn hàng ngày. Và vitamin C có tác dụng tham gia vào quá trình sản xuất của mạch máu, sụn hay collagen trong xương và cơ bắp. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ cho việc chống lại một số bệnh thân thuộc như: Hen suyễn, ung thư, tiểu đường và cải thiện được làn da tươi trẻ của bạn.
Dưa lưới giúp thai nhi tránh được các bệnh dị tật bẩm sinh
Thật vậy, trong các hàm lượng chất dồi dào của dưa còn một loại chất mang tên Folate chính là vitamin B9. Thường xuất hiện phổ biến trong các loại trái cây, rau quả và cả sữa. Nếu phụ nữ đang mang thai bổ sung lượng vitamin B9 đều đặn sẽ giúp tránh được nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh trong bụng mẹ.
Thực tế thì khi phụ nữ mang thai sẽ cần tiêu thụ từ 400 đến 600mcg folate mỗi ngày nhằm giúp giảm các nguy cơ về các loại ung thư như: Ung thư vú, ung thư phổi,… Thêm vào đó, vitamin B9 giúp cải thiện trí nhớ, nếp nhăn được loại bỏ, sự đàn hồi của da được nâng cao và hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu của ung thư.
Hỗ trợ việc cai thuốc lá hiệu quả
Không cần sử dụng đến thuốc vì chính trong trái cây, cụ thể là dưa lưới vẫn hỗ trợ tốt cho việc cai thuốc lá hiệu quả. Bởi vì thường trong dinh dưỡng của loại quả này rất giàu khoáng chất giúp người hút thuốc chống lại được cảm giác thèm thuốc cùng với các triệu chứng cai nghiện nicotin một cách tối ưu nhất, sức khỏe cũng được phục hồi nhanh chóng.
Cung cấp nước cho cơ thể
Trong dinh dưỡng dưa lưới có một hàm lượng nước vô cùng dồi dào, cụ thể trong một quả dưa lưới đã chiếm tới 90% là nước. Với công dụng giúp bạn nạp đủ nước cho cơ thể dù cả ngày vận động mệt mỏi, từ đó cũng hỗ trợ phần nào cho hệ tim mạch được khỏe mạnh.
Nếu bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể thì khi đó tim sẽ không phải làm việc quá cực nhọc để bơm máu nuôi các cơ quan khác. Nước đóng vai trò quan trọng cho việc hỗ trợ tiêu hóa, thận luôn được khỏe và huyết áp cũng trở nên ổn định hơn.
Việc thiếu nước sẽ khiến bạn gặp các trở ngại: Tình trạng chóng mặt, đau đầu, da bị khô hay táo bón. Với trường hợp nghiêm trọng hơn khiến tim bị đập nhanh, hạ huyết áp và ngất xỉu. Ngoài ra, cơ thể mất nước cũng làm tăng nguy cơ cho sỏi thận, hãy luôn cung cấp đủ nước để bảo vệ sức khỏe và tránh được các bệnh nguy hiểm nhé.
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường hoạt động của cơ
Trung bình một miếng dưa sẽ cung cấp 4% kali, đây là một chất tạo cho cơ thể sự cân bằng nước giữa tế bào và chất lỏng của cơ thể. Theo Hiệp hội Tim mạch của Hoa Kỳ, kali đóng vai trò quan trọng bởi nó sẽ điều chỉnh hệ thần kinh não và sự co giãn của các cơ, từ đó sức khỏe của bạn cũng sẽ được cải thiện và cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.
Dinh dưỡng dưa lưới cung cấp chất xơ dồi dào
Vừa là một loại trái cây thanh nhiệt mùa hè, dưa lưới còn giúp bạn ngăn ngừa tốt cho bệnh táo bón. Đồng thời, hỗ trợ giảm được các bệnh về tim hay tiểu đường, giảm cân an toàn bằng cách tạo cảm giác cơ thể no lâu hơn.
Phân biệt các dạng dưa lưới hiện có trên thị trường
Với hàng loạt các công dụng mà dưa lưới mang lại thì trên thị trường cũng có vô số các loại dưa. Hãy cùng phân biệt và nhận dạng từng loại dưa phổ biến nhất hiện nay nhé.
Dưa lưới Tú Thanh
Với bề ngoài là hình dạng tròn, có vỏ dày và đường gân lưới vô cùng bắt mắt. Phía bên trong thì ruột xanh, có nhiều hạt. Đây là loại dưa có vị thanh mát, ngọt nhẹ. Về thành phần dinh dưỡng của dưa Tú Thanh thường chứa ít chất xơ, ít đường và lượng calo trong dưa cũng hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân, đặc biệt phù hợp với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Dưa lê trắng
Thuộc dạng dưa với bề ngoài màu trắng, quả tròn mà nhỏ, lớp da bóng. Bên trong có ruột màu xanh chứa nhiều nước, có vị ngọt nhẹ. Dinh dưỡng dưa lưới loại này giúp hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng về táo bón đồng thời ngăn cho cơ thể không bị mất nước khi vào những mùa thời tiết nóng.
Dưa lưới giống Nhật Taki
Có hình dạng tròn, điểm nhấn ở dưa giống Nhật Taki chính là vỏ rất dân, gân lưới nổi rõ ràng và ruột phía trong có màu đỏ cam trông lạ mắt. Đặc điểm của dưa khi ăn sẽ có vị giòn, thanh mát và ngọt nhiều hơn. Trong các thành phần dinh dưỡng của dưa chứa nhiều vitamin A, vitamin C và Folate rất tốt cho tim mạch và thai nhi.
Dưa lưới ruột đỏ
Với quả cũng có dạng hình bầu dục khá tròn, một trái có thể nặng khoảng 2 – 3,2kg, vỏ bên ngoài rất cứng và có gân lưới, hạt màu đỏ cam nổi bật. Khi ăn có vị ngọt vừa đủ, chứa nhiều vitamin khác nhau có tác dụng bồi bổ cơ thể hiệu quả hơn.
Dưa lưới hoàng kim
Dưa lưới hoàng kim là tên gọi đặc trưng cho một vẻ ngoài có dạng hình tròn hoặc dài, vỏ có màu vàng sáng bóng đẹp mắt, không có gân, rất trơn và vị ngọt nhẹ. Ở loại dưa này thường sẽ chứa nhiều vitamin A hơn, có tác dụng giúp cho bạn cải thiện thị lực tối ưu và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Dưa lưới dài
Hình dạng của dưa là dạng hình Oval, có vỏ mỏng, đặc trưng bởi màu xanh gân lưới. Phía trong có ruột màu đỏ cam, khi ăn sẽ có vị ngọt đậm và chứa rất nhiều nước. Loại dưa lưới dài sẽ có hàm lượng kali cao hơn so với các loại khác nhằm giúp giảm được huyết áp, ổn định máu và đồng thời cũng tăng cường hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Một số món ăn bổ dưỡng làm từ dưa lưới mà bạn nên biết
Ngoài những món đơn giản như ăn dưa không hay làm dưa dầm, với loại trái cây quen thuộc này chúng ta vẫn có thể chế biến ra được nhiều món ăn khác đa dạng hơn. Cùng tham khảo một số món ăn độc đáo ngay dưới đây nhé.
- Sinh tố dưa lưới: Một ly sinh tố dưa lưới vào mùa hè nóng nực còn gì bằng, đơn giản nhất với cách xay nhuyễn dưa ra hòa cùng với đường, đá viên đã cho bạn một ly sinh tố thơm ngon, mát lạnh. Hãy bổ sung món nước đơn giản này vào mỗi ngày sẽ giúp chúng ta bổ sung đầy đủ lượng vitamin A, vitamin C cùng với acid folic cho da sáng đẹp nhé.
- Mứt dưa lưới: Với sự hòa quyện giữa dưa lưới, nước cốt chanh và đường cát, đun hỗn hợp cùng mức lửa nhỏ, đảo đều tay tới khi mứt mịn sền sệt và đường tan hết. Cuối cùng thành phẩm là một món mứt mềm nhuyễn, thơm nồng vị dưa lưới. Bạn có thể ăn cùng với lát bánh mì sandwich nướng giòn hoặc kẹo dẻo nếu muốn mứt sánh mịn hơn.
- Bingsu dưa lưới: Bingsu là một loại kem đá bào, chủ yếu được làm từ sữa. Với tên gọi tuy khá mới mẻ nhưng cách làm lại vô cùng đơn giản. Sự cộng hưởng giữa dưa lưới và bingsu có thể đập tan cơn nóng bởi đá bào mát lạnh, ăn vào là nghiện ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bingsu dưa hấu, táo hay dâu nữa đấy.
- Cheesecake dưa lưới: Một món ăn yêu thích của những tín đồ thích ăn vặt, cheesecake dưa lưới bao gồm lớp ngoài là lớp bánh kem mềm mịn vị phô mai, phía trong là sự hòa quyện của dưa lưới tươi ngon, bánh kem cùng với thạch giòn tan. Phô mai thơm béo kết hợp cùng dưa ngọt lịm, tươi mát chính là món ăn không thể thiếu của mùa hè.
- Bánh crepe dưa lưới: Chúng ta thường quen thuộc với crepe sầu riêng hơn nhưng với món crepe dưa lưới mới mẻ sẽ chắc chắn khiến bạn quên hẳn món ăn truyền thống. Với vị thơm đặc trưng của dưa lưới, mát lạnh kèm thêm những lớp bánh crepe dai mềm, vị trà xanh hòa quyện béo ngậy mang đến hương vị vô cùng mới mẻ với các bạn.
- Salad dưa lưới: Không chỉ mang đến giá trị dinh dưỡng dưa lưới cao mà còn bổ sung các chất khác trong một dĩa salad dưa lưới trộn. Nước sốt thường được thực hiện bằng các nguyên liệu quen thuộc như: Chanh (hoặc giấm), đường hoặc dùng mật ong để giúp món ăn có vị chua chua. Trong món salad đặc biệt cũng không thể thiếu rau bina nhé.
- Thạch panna cotta: Món tráng miệng sau bữa cơm gia đình là thạch panna cotta cũng là một cách “chữa cháy” mùa hè khắc nghiệt này. Bạn có thể kết hợp cùng với các loại trái cây khác cho độc đáo hơn như: Thanh long, dưa lưới, dâu tây,… Phần thạch dai dai cùng lớp trái cây thanh mát sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời.
Xem thêm:
- Rau chân vịt và tìm hiểu về công dụng, vấn đề sức khỏe
- Rau càng cua – Món ngon dân giã nên thưởng thức một lần
Những đối tượng tuyệt đối không được ăn dưa lưới
Giá trị dinh dưỡng dưa lưới vô cùng đa dạng và mang đến lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp dưa lưới cũng có thể khiến bệnh trở nên nặng nếu chúng ta không biết những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên ăn dưa lưới.
Phụ nữ mới sinh hay người bị cảm sốt
Theo nghiên cứu của các nhà Đông y, trong dưa lưới thường chứa tính hàn nên đối với những người đang bệnh cảm sốt hay vừa mới khỏi bệnh, đối với phụ nữ vừa mới sinh con trong tháng thì nên kiêng ăn dưa lưới. Vì nếu ăn dưa sẽ rất dễ làm tổn hao đến năng lượng của cơ thể, ngoài ra phụ nữ đang cho bé bú thì hạn chế ăn để tránh em bé bị lạnh bụng.
Người bị viêm ruột mãn tính, bị bệnh gan hoặc thận
Dựa vào nhận định của bà Nhina Taranhenko – Là một chủ nhiệm của khoa nội bệnh viện Kiev ở Nga, với những người đang trong tình trạng của bệnh viêm ruột mãn tính, bệnh về gan hay thận thì tuyệt đối không ăn dưa lưới vì có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
Thông qua những những người đối tượng bệnh không nên ăn dưa lưới, chúng ta hãy cảnh giác và cần phải tìm hiểu kỹ các thực phẩm trước khi bản thân cung cấp cho cơ thể.
Dinh dưỡng dưa lưới vô cùng dồi dào sẽ vừa giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, đó là trường hợp nếu chúng ta cung cấp một lượng đầy đủ và không lạm dụng quá nhiều loại trái cây này. Bên cạnh đó, những người có bệnh lý phải luôn cảnh giác bởi những thành phần trong dưa. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của bản thân mình nhé!