Trên thị trường nông sản hiện nay đã có 2 loại giống chanh dây tím và vàng. Cả 2 giống quả này đều có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan nhưng đã và đang được bà con nhân giống. Về cơ bản, 2 giống này đều có chất lượng tương đương nhưng hình thức có phần khác biệt: giống chanh dây vàng có phần bắt mắt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên giữa chanh dây giống vàng và tím loại nào mới cho năng suất hơn? Hãy cùng tìm hiểu các loại chanh dây Việt Nam thông qua bài viết sau đây!
So sánh chanh dây giống vàng và tím
Chanh dây là loại cây nhiệt đới dễ trồng và chăm sóc tuy nhiên với mỗi loại giống sẽ có những đặc tính khác nhau. Dưới đây là đôi nét so sánh về 2 mẫu chanh dây giống Đài này.
Chanh dây giống Đài màu tím
Chanh dây tím Đài có các đặc điểm sau đây:
- Chất lượng quả tốt
- Năng suất mùa vụ 60 tấn/năm
- Hiệu suất của mùa vụ: trên 95%
- Hương vị thơm ngon, dịch vị vàng óng
- Hình dáng quả tròn, đều, trọng lượng trung bình 9-12 quả/kg.
- Màu sắc tím đậm, chắc tay
- Có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt
- Thích hợp trồng trên nhiều loại đất nhưng phù hợp nhất vẫn là đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ thuật trồng chanh dây siêu năng suất đạt 100 tấn/ha
- Cách nấu lẩu cá lăng chanh dây thơm ngon đậm vị miền Tây
- Nước ép với chanh dây – Top 6 công thức thơm ngon, mát lạnh
Giống chanh dây vàng có những ưu điểm gì?
Giống với chanh dây giống tím, chanh dây vàng cũng có những đặc điểm tương tự, cụ thể là:
- Chất lượng quả tốt, to tròn đều màu
- Hình thức bắt mắt
- Năng suất mùa vụ 50-60 tấn/năm
- Hiệu suất của mùa vụ: trên 90%
- Hương vị thơm ngon, dịch vị vàng óng
- Trọng lượng trung bình 10-13 quả/kg.
- Có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt
- Thích hợp trồng trên nhiều loại đất nhưng phù hợp nhất vẫn là đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ
Đặc điểm của chanh dây vàng là gì?
So với giống chanh dây tím, chanh dây vàng không có quá nhiều điểm khác biệt nhưng về trọng lượng chanh dây tím vẫn nặng hơn. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều bà con nông dân, tại Việt Nam, khí hậu và đất đai phù hợp để trồng và phát triển chanh dây giống tím hơn vàng.
Lưu ý khi chăm sóc chanh dây giống tím
Mặc dù chanh dây là loại cây không kén đất, không kén điều kiện khí hậu tuy nhiên để đạt mùa vụ năng suất cao bà con cũng cần lưu ý những điều sau đây:
Quy định về khoảng cách trồng chanh dây giống Đài màu tím
Trường hợp trồng xen canh với một hay nhiều giống cây khác, khoảng cách và mật độ sẽ được quy định như sau:
- Các cây có khoảng cách 5 x 5m như vậy tương ứng với 1 ha, bà con chỉ nên trồng 400 cây. Có thể đan xen cây tiêu hoặc cà phê
- Khoảng cách 5 x 4m, ứng với mật độ trên 1 ha là 500 cây, thích hợp xen canh với các loại cây cao nguyên như tiêu.
- Xen canh ở mật độ thấp hơn có thể tăng được số lượng cây lên đến 625 tương đương với khoảng cách giữa các cây là 4 × 4m
Trường hợp trồng luân canh:
- Khoảng cách phù hợp: 3 x 3m ứng với số lượng cây là 1.000 cây/ha
- Khoảng cách 3 x 2m sẽ thu được tổng 1ha là 1.800 cây chanh dây giống Đài.
Lưu ý về lượng nước cần tưới
Chanh leo là cây háo nước vì thế chúng chỉ thích hợp với những nơi có khí hậu mưa nhiều trung bình khoảng 1.600mm/ năm. Ngoài ra, với những khu vực có địa hình ít mưa có thể tạo các đợt mưa nhân tạo hoặc thường xuyên cấp nước để đảm bảo lượng nước hàng ngày cho cây, đặc biệt là trong thời kỳ chanh dây giống Đài ra quả nước sẽ cần tưới nhiều hơn.
Bên cạnh việc sử dụng phương thức tưới truyền thống, bà con có thể cân nhắc việc lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để vừa tiết kiệm công sức tưới cũng như kiểm soát lượng nước sử dụng.
Xem thêm:
- Nấm hương và khám phá đặc tính và công dụng cực kỳ hiệu quả
- Nấm rơm – Thực phẩm dễ tìm sánh ngang với sơn hào hải vị
Các giai đoạn bón phân cho cây chanh dây
Thời kỳ bón phân cho chanh dây giống tím được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: bón lót. Khi cây vừa được trồng xuống đất bà con nên sử dụng một lớp phân lót gồm phân lân, đạm để đảm bảo chất dinh dưỡng, tạo động lực cho cây phát triển.
- Giai đoạn 2: khi cây được 6 tháng tuổi sẽ bón thúc để tăng sự phát triển của các nhánh cây.
- Giai đoạn 3: khi cây chuẩn bị ra hoa. Lúc này bà con nên tăng cường hàm lượng phân lân hoặc các loại thuốc kích thích ra hoa.
- Giai đoạn 4: nuôi quả. Cũng trong thời kỳ này phân lân sẽ được ưu tiên sử dụng bởi hàm lượng phân lân nhiều sẽ giúp quả có vị ngọt hơn.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phân, bà con nên lưu ý lựa chọn các mẫu phân hữu cơ hoặc đan xen các dòng phân vi sinh để cải tạo đất tạo nhiều chất dinh dưỡng cho các mùa vụ sau.
Ngoài việc lưu ý về quy trình cũng như kỹ thuật bạn cũng cần quan tâm đến việc chọn giống. Nên tìm những địa chỉ uy tín để sở hữu những cây giống chất lượng, đạt chuẩn. Trên đây là kiến thức tìm hiểu về các loại chanh dây Việt Nam để bạn có thêm lựa chọn giống cây tốt!
Tổng hợp: nongsan365.net