Khoai tây là một loại củ quen thuộc, xuất hiện nhiều trong bữa ăn của gia đình Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Trong loại của này có nhiều thành phần quan trọng như chất xơ, vitamin C… Bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp cho cơ thể phát triển toàn diện.
Đôi nét về củ khoai tây
Khoai tây có danh pháp khoa học Solanum tuberosum, và là loài cây thuộc họ Cà. Cây thuộc giống nông nghiệp ngắn ngày, được trồng để thu hoạch lấy củ có chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Loại cây này trồng phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới và có sản lượng tươi rất cao.
Cây khoai tây mọc trên khắp châu Mỹ, và được thuần hóa từ giống cây độc lập từ nhiều địa điểm. Các thử nghiệm khoa học về di truyền đã minh chứng nguồn gốc của giống cây này là ở khu vực Peru và cực bắc Bolivia. Cây đã được thuần hóa từ hàng ngàn năm trước, đã trải qua quá trình chọc lọc kỹ càng, nhân giống để tạo nên rất nhiều giống cây khác nhau.
Đặc điểm chung của cây khoai tây
Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao đạt chừng 50-60cm chiều cao và cây sau khi ra hoa sẽ chết. Tùy vào giống cây mà màu sắc của hoa cũng khác có thể trắng, tím, xanh, đỏ…Hoa chủ yếu được thụ phấn bởi các loài cây trồng, một số ít có khả năng tự thụ phấn. Quả của cây có màu xanh lá cây và bên trong có chứa số lượng hạt vô cùng nhiều lên đến 300 hạt.
Tuy nhiên, quả của chúng có chứa nhiều chất độc nên không thể sử dụng được. Để duy trì nòi giống, người ta thường dùng củ. Hoặc dùng hạt từ quả của chúng bằng cách ngâm vào nước để tách chúng ra. Tuy nhiên, việc trồng khoai tây từ củ vẫn được ưu tiên để giữ những đặc tính ưu việt của cây và cho năng suất cao hơn.
Hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây như thế nào?
Trong khoai tây có chứa hàm lượng tinh bột rất cao, ước chừng có 26gr carbohydrate với một củ có kích thước vừa phải. Bên cạnh đó, trong loại củ này có chứa hàm lượng cao các chất như vitamin, khoáng chất, và có hàm lượng cao carotenoid.
Một phần nhỏ với hàm lượng tinh bột “khoáng” có khả năng mang đến lợi ích cho sức khỏe như chất xơ, đặc biệt có khả năng tăng nạp dinh dưỡng glucose bệnh liên quan đến ung thư, giảm nồng độ cholesterol, giúp chúng ta có cảm giác no lâu. Khi nấu chín, lượng tinh bột “khoáng” có chứa hàm lượng tinh bột có thể giảm.
Theo đó, hàm lượng trung bình mỗi 100gr khoai tây đã nấu chín có hàm lượng calo rất cao và có chứa nhiều chất đạm, Carb, đường, chất béo, chất xơ… Bên cạnh đó, trong củ cũng có chứa nhiều vitamin C, B6, khoáng chất, Folate.
Khoai tây có công dụng như thế nào?
Đây là loại cây được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ tăng cường sức khỏe trên nhiều khía cạnh. Cụ thể:
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch đó là tăng huyết áp. Bởi trong khoai tây có chứa nhiều khoáng chất từ đó làm giảm hiệu quả tình trạng cao huyết áp nhờ hàm lượng của axit chlorogenic và kukoamine. Đặc biệt với hàm lượng Kali cao, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu.
Duy trì cân nặng
Khoai tây là thực phẩm hỗ trợ có thể kiểm soát cân nặng, bởi khả năng của chúng có thể tăng cường cảm giác no lâu. Theo đó, các chuyên gia đã khẳng định đây là loại củ thuộc top thực phẩm khiến chúng ta no lâu nhất. Nhờ vậy, nên loại củ này giúp chúng ta có hệ tiêu hóa tốt và ổn định cân nặng.
Tăng cường miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C cùng hàm lượng catechin với khả năng tăng cường bền vững thành mạch, chống viêm và chống oxy hóa. Từ đó, hệ miễn dịch tự nhiên được nâng cao, chống chọi tốt hơn trước các tác nhân của môi trường.
Khoai tây hỗ trợ tiêu hóa
Trong loại củ này chứa hàm lượng cao tinh bột khoáng, vậy nên có thể hỗ trợ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Và trong củ còn chứa nhiều chất xơ nên có khả năng tăng cường sinh sản và phát triển lợi khuẩn đường ruột, từ đó cải thiện sức khỏe tiêu hóa tối ưu.
Khoai tây tốt cho mắt
Mắt là bộ phận nhạy cảm, cần được chăm sóc đặc biệt để giúp sáng khỏe tối ưu. Nhiều tài liệu khoa học chỉ ra lutein và zeaxanthin có trong loại củ này chính là những thành phần không thể thiếu trong sức khỏe mạnh. Ăn nhiều loại củ này sẽ giúp bạn có đôi mắt tinh anh, sáng và khỏe mạnh.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng khoai tây
Mang đến nhiều lợi ích sức khỏe là vậy, nhưng khi ăn khoai tây bạn cần lưu ý:
Dễ gây dị ứng
Tuy tình trạng dị ứng với loại củ này khá hiếm nhưng trên thực tế cũng đã có những trường hợp đã dị ứng. Nguyên nhân chính xuất phát từ patatin là một loại protein, có một số người không dung nạp được gây dị ứng.
Có thể gây độc khi sơ chế
Những hàm lượng chất có trong loại củ này có thể bị thay đổi, đặc biệt trong khoai tây mọc mầm và phần vỏ chứa hàm lượng cao glycoalkaloid, rất dễ khiến ngộ độc. Vậy nên, khi chế biến, bạn nên bỏ phần vỏ, và không nên dùng củ đã mọc mầm.
Nhiễm độc Acrylamide
Acrylamide hình thành khi nấu những thực phẩm ở nhiệt độ cao, đặc biệt là những nguyên liệu có carbohydrate cao. Vậy nên, chất này đã được tìm thấy trong khoai tây chiên rất nhiều, có thể tăng khả năng gây ung thư và gây hại cho não và thần kinh.
Những đối tượng không nên sử dụng khoai tây
Những đối tượng sau đây nên hạn chế ăn và không nên dùng thực phẩm này:
Người tiểu đường
Trong nhiều loại khoai tây có hàm lượng cao Glycemic Index, đây là chất có khả năng làm gia tăng lượng đường trong máu, nên những người bị tiểu đường nên hạn chế dùng thực phẩm này. Đặc biệt là củ đã chiên rất không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Phụ nữ mang thai
Vào thời kỳ mang thai, chị em cũng không nên ăn thực phẩm này để tránh gây ra tình trạng đầy bụng, khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và thai nhi trong bụng.
Người dị ứng với khoai tây
Trong lần đầu tiên ăn loại củ này, bạn nên thử lượng nhỏ, nếu như cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, da ngứa… khả năng cao là bạn đang bị dị ứng. Vậy nên, nên thận trọng khi dùng loại của này.
Xem thêm:
- Nấm kim châm là nấm gì? Lợi ích và các món ngon từ nấm
- Nấm đùi gà nấm gì?Lợi ích và cách bảo quản hiệu quả
Người đang giảm cân
Tuy khoai tây mang đến cảm giác no lâu, nhưng không nên trông đợi vào khả năng giảm cân. Bởi loại cây này chứa rất ít hàm lượng vitamin A, E, selen nên cơ thể bạn sẽ thiếu hụt những dưỡng chất này.
Cách ăn khoai tây an toàn cho cơ thể
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, bạn cũng nên bổ sung khoai tây vào thực đơn của gia đình như cần lưu ý:
- Không dùng khoai tây mọc mầm: Glycoalcaloid có trong củ mọc mầm có thể gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy… Đặc biệt, nếu như dùng quá nhiều có thể gây giảm huyết áp, mạch đập nhanh thậm chí có thể gây tử vong.
- Hạn chế ăn củ đã chiên: Tuy đây mà món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây tăng cân, béo phì, đặc biệt các bệnh lý về tim mạch.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những kiến thức thú vị về khoai tây, đây là loại củ bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý về cách sử dụng để tránh gây độc cho cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe của bạn.