Chắc hẳn tiêu là thứ gia vị quen thuộc trong rất nhiều món ăn hằng ngày của bạn phải không nào? Vậy bạn có bao giờ tự hỏi, ở Việt Nam có bao nhiêu loại tiêu và phân biệt các loại hạt tiêu cũng như sự khác biệt giữa chúng ra sao không? Cùng tìm hiểu xem nhé!
Trong từ điển gia vị nấu ăn Việt Nam hiện nay, phổ biến nhất là 5 loại tiêu: tiêu đen, tiêu sọ, tiêu hồng (tiên đỏ), tiêu xanh và mắc khén. bạn đã biết năm loại tiêu này hay chưa? Vậy đố bạn, chúng có gì khác biệt?
1. Tiêu đen – Loại tiêu quen thuộc nhất trong bếp Việt
Tiêu đen là loại tiêu quen thuộc và được sử dụng phổ biến nhất trong gain bếp mỗi chúng ta. Muốn có được loại tiêu đen này, người nông dân phải hái quả vào lúc xuất cây tiêu xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả tiêu còn xanh. Những quả còn non chưa có sọ cứng thường rất giòn, khi phơi khô dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi khô thì vỏ quả sẽ săn cứng lại và ngả màu đen, chúng ta thu được tiêu đen.
Tiêu đen đặc tính cay nhưng không nhiều, mùi thơm cũng khá nhẹ thường được dùng để gia tăng vị cay ấm cho món ăn. Ở nhiều trường hợp, tiêu đen được sử dụng như là một vị thuốc, một biện pháp để điều trị các vấn đề về sức khỏe như ho, đau họng và cảm lạnh.
Tiêu đen cũng được truyền miệng là một vị thuốc nhân gian. Chúng hỗ trợ giúp ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ giảm cân và chống cảm lạnh. Tiêu đen cũng được sử dụng để điều trị một số vấn đề dạ dày như chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón. Hơn nữa chúng còn giúp phụ nữ có làn da da mịn màng, hồng hào và giảm gàu.
2. Tiêu sọ – Còn được gọi là hồ tiêu trắng
Tiêu sọ còn có tên gọi là hồ tiêu trắng hay hồ tiêu sọ. Muốn có được tiêu sọ, người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, vỏ chuyển sang màu đỏ sẫm, sau đó loại bỏ vỏ. Nhưng do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, ngày nay tiêu sọ chủ yếu được chế biến từ tiêu hạt đen đã bỏ đi phần vỏ đen.
Loại tiêu sọ này có màu trắng ngà hoặc trắng xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn vì đã bị loại bỏ phần vỏ, phần tinh dầu cay tuy nhiên chúng lại có vị cay hơn vì đã quá chín.
Tiêu sọ thường được dùng tạo mùi thơm cho các thực đơn sang trọng mà không làm mất đi tính thẩm mỹ, màu sắc của món ăn vì phần vỏ đen. Trong những món âu có dùng thành phần sữa hoặc kem làm nền thì người đầu bếp sẽ chuộng dùng tiêu sọ hạt hoặc tiêu sọ xay để hòa trùng màu với kem sữa.
3. Tiêu xanh – Tiêu chùm và còn tươi thường dùng trong các món hầm
Tiêu xanh là loại tiêu chưa chín hẳn và được người ta hái cả chùm khi còn màu xanh trên cây. Thông thường, chúng ta sẽ chọn những chùm mà hạt chưa tạo sọ tiêu và còn mềm, còn non để hái. Tiêu xanh sẽ mang vị cay nhẹ và thơm ở mức độ vừa phải. Người ăn có thể ăn và nhai cả hạt tiêu rất dễ dàng.
Tiêu xanh thường được dùng trong các món hầm để lấy hương và tính chất nóng ấm của hạt tiêu cũng như khử đi mùi hôi của nguyên liệu ví dụ như những món bò hầm, bao tử hầm,…
Ngoài làm nguyên liệu nấu ăn, tiêu xanh có tác dụng trị cảm lạnh, làm ấm cơ thể, tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa cũng như tăng cường thêm chất chống oxy hóa cho cơ thể.
4. Tiêu hồng – Còn được gọi là tiêu đỏ
Tiêu hồng hay còn gọi là tiêu đỏ là cây bụi nhỏ có tên khoa học là Schinus terebinthifolius và tên tiếng anh là Pink Pepper. Tuy trong tiếng Việt, chúng được gọi là hạt tiêu hồng nhưng vốn dĩ nó không thuộc các họ nhà cây tiêu và thật ra cũng không phải là hạt tiêu. Sỡ dĩ nó có tên gọi là hạt tiêu hồng mang hương vị cay giống như tiêu và vỏ có màu hồng thắm hoặc đỏ.
Nói về độ cay và thơm, tiêu hồng hoàn toàn thua các loại tiêu ở Việt Nam nhưng vì có màu sắc đẹp và khó trồng nên giá thành khá cao và thích hợp để decor trong các món ăn, nhất là món Âu.
Nhưng hạt tiêu hồng lại đóng góp rất nhiều trong y học: chúng có tác dụng kích thích lợi tiểu, nhuận tràng, điều trị triệu chứng của các bệnh cúm, cảm lạnh, ho hoặc viêm phế quản. Tiêu hồng có tính chất kháng viêm, được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo mãn tính hay là liều thuốc cho rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng phụ nữ mang thai không nên sử dụng hạt tiêu hồng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hạt tiêu hồng đã được chứng minh có khả năng đánh tan lượng mỡ thừa trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng, giúp eo, bụng dưới, mông đùi, cánh tay sẽ trở nên thon gọn và săn chắc.
5. Hạt mắc khén nức danh Tây Bắc
Mắc khén là một loại gia vị nổi tiếng đặc trưng cho vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam. Là loại cây gỗ nhỡ cao, hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 – 7, quả chín tháng 10 – 11, quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Hạt mắc khén thực chất là vỏ hạt, có vị cay và thơm, được sử dụng như một gia vị truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam, nhất là người Thái.
Hạt Mắc Khén – linh hồn ẩm thực Tây Bắc. Hầu hết các món ăn của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc đều sử dụng Mắc Khén làm gia vị. Chúng có mùi thơm nồng nàn, thơm gấp nhiều lần hạt Tiêu, không ai có thể quên cảm giác tê tê đầu lưỡi khi nếm thử Mắc Khén. Những món núi rừng như pỉnh tộp, măng lay chấm chéo, thịt gác bếp…thêm vào ít mắc khén thì tất cả hương vị vùng cao đều gom về một mối.
Bạn đã biết được bao nhiêu loại trong 5 loại tiêu trên. Hi vọng bài biết này có thể giúp ích thêm cho bạn trong việc phân biệt các loại hạt tiêu – nguyên liệu phổ biến này nhé!