Chuối rất dễ ăn và được trồng rất nhiều ở nước ta và được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng trong việc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe người dùng. Bài viết dưới đây, sẽ giới thiệu về những thành phần dinh dưỡng cùng những tác dung hữu ích của quả chuối.
Quả chuối là loại quả như thế nào?
Cây chuối là một loại cây thân thảo thuộc họ Musa những có kích thước to lớn hơn rất nhiều so với các loại cây cùng loại khác. Quả chuối thường phát triển từ cây chuối được trồng rộng rãi ở Việt Nam vì khí hậu nhiệt đới rất thích hợp.
Nguồn gốc và đặc điểm của chuối
Cây chuối được người dân phát hiện đầu tiên ở những khu vực Đông Nam Á, sau đó được lan rộng ra các nước ở quanh khu vực có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, chuối được trồng hầu khắp các tỉnh thành trên đất nước để lấy quả làm thực phẩm bởi chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Quả chuối được mọc từ cây có kích thước khá lớn, hình tròn dài trơn có màu xanh nhạt, một thân chuối lớn nhất có thể đạt bán kính là 30cm.
Thân của cây chuối được tạo thành từ nhiều lớp bẹ bọc vào nhau. Lá của cây chuối khá to và dài chứa nhiều bẹ. Rễ của cây chuối ở dạng chùm với rất nhiều hệ thống dễ con vvaf phủ kín bề mặt của rễ. Khi đến thời kì ra hoa thường có hình dáng màu đỏ tím trông giống như búp sen. Từ những bông hoa này, quả chuối sẽ được hình thành.
Thông thường một quả chuối sẽ một buồng chuối ra quả, từ cuống của buồng sẽ mọc ra rất nhiều nải chuối, đây là phần có giá trị nhất của một cây chuối. Tuỳ theo kích thước mỗi buồng chuối sẽ cho ra từ vài chục quả đến vài trăm quả. Khi chuối chín quả ăn rất ngọt, mềm có màu trắng hơi ngả vàng.
Các loại chuối phổ biến
Quả chuối có hình dạng và kích thước cùng hương vị khác nhau được chia ra thành nhiều loại chuối khác nhau như chuối cau, chuối sứ, chuối ngự, chuối sáp, chuối hột, chuối bơm,…
- Chuối cau: Là giống chuối quả nhỏ, hình mập giống như quả cau, da mịn, không có râu ở đầu quả. Chuối cau có mùi thơm nhẹ nhàng được nhiều người thích và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
- Chuối ngự: Là giống chuối có hình dáng tròn đều, có râu ở quả, mật độ chuối không sát vào nhau như chuối cau. Quả chuối ngự có vị ngọt thơm đậm đà, trước đây được xem như đặc sản để dâng lên các vị vua chúa và quý tộc.
- Chuối tiêu: Chuối tiêu thường sẽ thon dài và cong hơn so với chuối ngự. Chuối đang xanh và non sẽ có màu xanh đậm nhưng khi chín sẽ có màu vàng lấm chấm những hạt đen. Thịt của chuối rất mềm và thơm thoang thoảng.
- Chuối sứ: Loại chuối này còn được mọi người gọi là chuối hương hay chuối xiêm vì ăn vào có mùi thơm rất đặc trưng. Quả chuối sứ có có mình tròn và to nhưng không dài.
- Chuối hột: Loại quả này ăn vào sẽ hơi có vị chát và bên trong chứa rất nhiều hột có màu đen. Chuối hột ít được ăn mà thường được dùng để ngâm cùng với rượu tạo nên mùi hương rất hấp dẫn.
- Chuối bơm: Là loại chuối có năng suất rất cao thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Quả chuối bơm sinh trưởng khá nhanh cho ra quả sớm hơn các loại chuối khác nên có giá thành khá rẻ.
Giá trị dinh dưỡng có trong quả chuối
Chuối còn được mệnh danh là thực phẩm siêu dinh dưỡng vì có chứa rất nhiều những thành phần vi chất và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Quả chuối bao gồm 6 loại dưỡng chất quan trọng như calo, chất đạm, carb, đường, chất xơ và chất béo vì vậy, bổ sung cho người dùng những nhóm dưỡng chất như sau:
Năng lượng
Trong quả chuối chín có chứa nhiều carbs dưới dạng tinh bột và lượng đường bao gồm sucrose, fructose và glucose. Chuối có chỉ số đường huyết tương đối thấp trung bình khoảng 50 do có lượng và tinh bột cùng chất xơ. Chỉ số đường huyết là những chỉ số xuất hiện lượng đường tăng và đi và máu khi cơ thể nạp thực phẩm.
Chất xơ
Thành phần lớn của quả chuối là dạng tinh bột kháng nên rất dễ đi qua hệ tiêu hoá của bạn. Loại tinh bột này có vi khuẩn lên men để có thể tạo thành một loại axit béo rất tốt cho hệ đường ruột. Chuối cung cấp một lượng lớn chất xơ như pectin có thể hoà tan được trong nước.
Các loại Vitamin và vi khoáng
Trong quả chuối có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất nhất là kali, vitamin C, b6 tốt cho sức khỏe của người dùng.
- Kali: Chuối mang tới một nguồn kali dồi dào cho cơ thể rất tốt cho hệ tim mạch.
- Vitamin B6: Một trái chuối chín có hàm lượng vitamin B6 lên đến 34%.
- Vitamin C: Hàm lượng vitamin C cung cấp cho chuối cũng rất lớn.
- Các vi khoáng chất: Trong chuối có chứa các chất vi khoáng có lợi cho việc chống lại oxy hóa như Dopamine và Catechin.
Chuối – Một vị thuốc quý giúp chữa bệnh
Quả chuối có nhiều tác dụng trong sức khoẻ của con người với giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, chuối còn được xem như một vị thuốc để có thể chữa một số bệnh như sau:
Chữa bệnh sốt bằng chuối
Khi gặp phải tình trạng bị sốt cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước khiến thân nhiệt bị tăng một cách nhanh chóng. Nếu kéo dài tình trạng sốt sẽ gây nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khoẻ, nhất là trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng củ của cây chuối tiêu xay nát và lấy nước cốt để cho bé uống. Chỉ cần uống khoảng 30 mi mỗi ngày, tình trạng sốt sẽ không còn nữa.
Hỗ trợ cho người mắc chứng tiểu đường
Bạn có thể dùng từ 3 đến 5 quả chuối hột già rửa sạch sẽ với nước sau đó thái lát mỏng và đêm dưới ánh nắng mặt trời. Bạn dùng loại quả khô này sắc thành nước để uống trong ngày cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Việc uống nước chuối hột sẽ giúp cho tình trạng đường trong máu được ổn định hơn, phòng chống bệnh rất tốt.
Quả chuối chữa viêm dạ dày rất tốt
Thông thường người bệnh bị dạ dày sẽ không ăn chuối vì sẽ khiến cho cơn đau càng thêm dữ dội hơn. Nhưng sử dụng chuối một cách hợp lý sẽ giúp cho tình trạng bệnh của bạn được cải thiện hơn. Bạn dùng quả chuối tiêu xanh để nguyên vỏ thái thành từng lát mỏng sau đó phơi khô và tán thành bột mịn, để trong một chiếc lọ kín để có thể sử dụng lâu hơn. Say đó mỗi ngày sử dụng khoảng 2g pha cùng nước ấm để uống, tình trạng bệnh của bạn sẽ được cải thiện rất rõ.
Chữa viêm phế quản và ho khan
Ho khan và viêm phế quản là bệnh gây nên rất nhiều sự khó chịu cho người bệnh, bạn có thể sử dụng 2 quả chuối chín cùng với 100g đường phèn để làm thuốc. Tiếp đó bạn cắt chuối thành từng lát mỏng cho vào một chiếc bát cùng với đường phèn, sau cùng đem đi hấp cách thuỷ khoảng 2-5 phút.
Cho người bệnh ăn từ 11 đến 2 lần trong một ngày thật đều đặn tình trạng ho khan và viêm phế quản của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều. Một lưu ý nhỏ là khi sử dụng thuốc từ quả chuối không nên uống nước lạnh và nên thường xuyên vệ sinh răng miệng và giữ ấm cổ.
Có thể bạn quan tâm:
- Quả dứa và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
- Lá trà xanh – Mang hương vị thanh khiết từ thiên nhiên
Những thành phần dinh dưỡng cũng những tác dụng chữa bệnh của quả chuối đã được chia sẻ qua những thông tin trên đây. Đây là loại trái cây thơm ngon lại mang tới nhiều lợi ích cho người sử dụng.