nongsan365.net
  • Nông sản việt
  • Nông sản thế giới
  • Nông nghiệp 4.0
  • Sản vật địa phương
  • Thị trường
  • Giải đáp
No Result
View All Result
nongsan365.net - Nông sản tươi sạch có lợi cho sức khỏe
No Result
View All Result
Home Sản vật địa phương

Nấm bào ngư – Nguồn dinh dưỡng hữu ích cho hệ tiêu hoá

3 Tháng 10, 2022
in Sản vật địa phương
0 0
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần nghe tới và thử thưởng thức món nấm bào ngư. Không chỉ có hương vị thơm ngon, ngọt lành, món nấm này còn có nguồn dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hoá. Cùng tìm hiểu về thực phẩm tiêu biểu này của người Việt ở bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu nấm bào ngư là gì?

Nấm bào ngư có tên gọi khác là nấm dai, nấm trắng, nấm sò tùy theo từng vùng miền, tên khoa học là Pleurotus Ostreatus, thuộc họ Pleurotaceae. Loại nấm này mang trong mình giá trị dinh dưỡng dồi dào và có thể giúp phòng ngừa nhiều chứng bệnh hiệu quả, đặc biệt là về hệ tiêu hoá.

Related posts

Thảo quả giúp hỗ trợ chữa bệnh

Thảo quả – Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh

30 Tháng 9, 2024
Lưu ý khi sử dụng hạt mắc khén

Hạt mắc khén: Gia vị tuyệt hảo linh hồn ẩm thực Tây Bắc

30 Tháng 9, 2024

Hiện nay, nấm sò được nuôi trồng rất nhiều và phổ biến tại Việt Nam với hình dáng nhận diện như một chiếc phễu lệch cà mũ nấm xòe ra. Phần mặt trên của mũ nấm có màu xám hoặc trắng với phần chóp lõm nhẹ và các cánh tơ mỏng phía dưới. Phần thân của loại nấm dai này khá chắc. 

Thông thường, nấm bào ngư hiếm khi mọc đơn lẻ mà sống thành từng cụm với nhau. Nếu có trường hợp nấm mọc đơn lẻ, chỉ có thể là nấm không đủ dinh dưỡng hoặc nguồn dinh dưỡng chỉ đủ để nuôi 1 nhánh và nhánh nấm này sẽ rất to khỏe. 

Nấm bào ngư được sử dụng rất phổ biến và có hình dáng độc đáo

Có những loại nấm sò nào?

Nấm sò được chia thành 2 loại là nấm trắng và nấm xám. Cách đơn giản nhất để phân biệt 2 loại nấm này chính là nhìn vào màu sắc ở phần mũ nấm, được thể hiện một cách rõ rệt. Tuy có hình dáng giống nhau nhưng thực chất 2 loại nấm này thuộc 2 dòng khác nhau đấy nhé.

Nấm sò xuất hiện ở đâu và được nuôi trồng thế nào?

Nấm dai thường mọc chủ yếu ở các thân cây khô hoặc đã dần suy yếu trong tự nhiên. Có thể bạn không tin nhưng ngoài tự nhiên thì chúng còn có khả năng sinh tồn vô cùng thú vị. Để săn mồi, nấm bào ngư sẽ sử dụng những sợi tơ ở bên dưới phần mũ để tấn công và tạo ra chất dinh dưỡng sau đó để sinh tồn trong những ngày tháng tiếp theo.

Nấm sò có xuất phát ban đầu là loài nấm mọc tự nhiên và để nuôi trồng thành công trong môi trường nông nghiệp, các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu để có thể áp dụng kỹ thuật khoa học tiên tiến vào nuôi trồng. Lịch sử đã ghi nhận nước Đức chính là quốc gia đầu tiên thử nghiệm lai tạo để có thể hình thành mô hình nuôi nồng nấm sò nông nghiệp thành công.

Sau dần, người ta tập trung vào việc tăng gia sản lượng của nấm bào ngư nhiều hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu phân phối cho người tiêu dùng. Điều này cũng bởi vì biết thành phần dinh dưỡng của nấm sò dồi dào và mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt, loại nấm này được trồng để phục vụ quân lương trong chiến tranh chiến đấu.

Mãi cho tới năm 1970, nấm bào ngư mới được nuôi trồng phổ biến khắp các quốc gia trên thế giới và mọi thông tin đã được ghi chép lại trong tài liệu đầu tiên của Kaufert, F. năm 1936. Trong môi trường nông nghiệp, nấm được trồng trên bã mía, rơm rạ và mùn cưa cao su hoặc cây meo nấm. 

Nấm sò đã được nuôi trồng từ rất lâu trước kia
Nấm sò đã được nuôi trồng từ rất lâu trước kia

Những tác dụng hữu ích do nấm bào ngư mang lại

Như đã nói, nấm sò đã được đánh giá rất cao về nguồn dinh dưỡng dồi dào. Do đó, đã từ rất lâu được trồng phổ biến nhằm mong muốn mang lại cho sức khỏe các tác dụng tuyệt vời. Cùng điểm qua những công dụng của nấm sò đã được ghi nhận bởi các nghiên cứu.

Nấm dai giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Lượng chất chống oxy hoá mang tên Selen rất dồi dào, mang lại tác dụng bảo vệ các tế bào trước những tác nhân gây hại. Từ đó, cơ thể sẽ được bảo vệ, giảm đi nguy cơ bị mắc các bệnh mãn tính. Không chỉ có thế, nấm bào ngư còn chứa các hợp chất giúp nâng cao hệ miễn dịch như chất điều hòa miễn dịch.

Ăn nấm sò sẽ cải thiện não bộ

Trong nấm sò có chứa nhiều Niacin hay còn gọi là Vitamin B3, là một dưỡng chất quan trọng trong thành phần của cây. Dưỡng chất này đã được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi tác gây ra.

Kháng viêm nhờ nấm bào ngư

Viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về ung thư, tiểu đường, tim mạch. Trong khi đó, thành phần của loại nấm sò lại chứa các chất kháng viêm mạnh mẽ và giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể hiệu quả.

Những tác dụng tuyệt vời nấm sò mang lại cho sức khỏe
Những tác dụng tuyệt vời nấm sò mang lại cho sức khỏe

Giảm lượng đường trong máu nhờ ăn nấm sò

Hàm lượng chất β-glucans trong nấm bào ngư khá cao, là một loại chất xơ hòa tan trong nước mang lại khả năng điều hòa lượng đường huyết và giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Do đó, việc ăn nấm sò thường xuyên và đủ lượng cho phép sẽ giúp cơ thể bạn giảm được lượng đường trong máu và từ đó khả năng mắc tiểu đường sẽ giảm đi.

Nấm bào ngư giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Như đã nói, lượng chất xơ hòa tan β-glucans trong nấm sò khá cao, là chất rất tốt cho tim mạch. Không chỉ có thế, hợp chất này còn giúp hạ lượng đường huyết trong máu, giảm huyết áp, giảm chất béo trung tính, điều chỉnh lượng Insulin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nấm sò

Không phải bất cứ thực phẩm tự nhiên nào cũng sẽ cho những tác dụng tuyệt vời mà không có bất cứ ảnh hưởng phụ nào, và nấm sò cũng không ngoại lệ. Bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng nấm bào ngư nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Không nấu với quá nhiều dầu mỡ

Do có đặc tính hút nước và các chất lỏng nên việc bạn cho nhiều dầu vào xào nấu sẽ khiến quá trình hấp thụ dưỡng chất của nấm vào cơ thể bị cản trở. Nếu ăn nấm ngấm dầu, bạn có thể sẽ gặp tình trạng chướng bụng, khó tiêu và thậm chí là trào ngược dạ dày khá khó chịu.

Không chế biến nấm ở nhiệt độ thấp

Khi nấm bào ngư được chế biến ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra nhiều nước và khiến cho món ăn bị mất đi màu sắc, hương vị cũng như tính thẩm mỹ. Do đó, bạn nên nấu ở nhiệt độ cao nhưng cần đáp ứng đúng thời gian để đảm bảo độ thơm ngon và bổ dưỡng của nấm.

Không sử dụng chảo, nồi nhôm để nấu nấm sò

Khi chế biến nấm sò, bạn phải hạn chế sử dụng các loại nồi và chảo nhôm bởi các hoạt chất trong nấm sẽ tác dụng với nhôm và khiến cho nấm bị chuyển thành màu thâm đen. Điều này sẽ hiến cho món ăn bị mất thẩm mỹ và hương vị cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Những điều cần lưu ý khi chế biến và sử dụng nấm bào ngư
Những điều cần lưu ý khi chế biến và sử dụng nấm bào ngư

Có thể bạn quan tâm:

  • Quả roi – Loại quả thanh mát và bổ dưỡng ngày hè nóng bức
  • Sầu riêng – Phương thuốc “vàng” tuyệt vời cho sức khỏe

Nên nấu cho nấm chín hoàn toàn

Khoảng thời gian từ 5 – 10 phút rất lý tưởng để nấu chín nấm hoàn toàn nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và không làm cho nấm gây ra tác dụng phụ với sức khỏe. Nếu nấm chưa chín hoàn toàn thì những vi khuẩn chưa được tiêu diệt ra có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Không được dùng chung nấm sò với đồ mát

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, nấm bào ngư có vị ngọt cùng tính mát. Do đó, nếu bạn dùng nấm cùng với những đồ ăn có tính hàn trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, khó tiêu và lạnh bụng. Ngoài ra, ăn nấm sò cùng với các đồ uống lạnh như cà phê, trà đá,… cũng sẽ gây đau bụng nên bạn cần hạn chế.

Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về nấm bào ngư cùng những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng loại nấm này. Bạn hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để biết được nhiều thông tin về các loại thực, động vật khác nhau nhé.

Next Post
Mãng cầu là loại quả được trồng rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Mãng cầu - Loại trái cây mang hương vị đặc trưng mùa hè

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đề xuất cho bạn

Cách làm trắng da bằng lá trà xanh

8 cách làm trắng da bằng lá trà xanh ngay tại nhà hiệu quả

3 năm ago
Tổng hợp những loại quả Kiwi trên thị trường

Lợi ích quả Kiwi mang lại đối với sức khỏe người tiêu dùng

3 năm ago
Cách chọn địa điểm phù hợp để trồng bơ 034

Hướng dẫn Cách trồng bơ 034 hiệu quả và an toàn vô cùng đơn giản

2 năm ago
Công dụng của xoài với sức khỏe con người

10 công dụng của xoài tốt cho sức khỏe mà bạn cần biết!

3 năm ago

Tin phổ biến

  • Những thành phần trong quả tác động tốt đến sức khỏe

    Xoài – Công dụng và cách lựa xoài ngon mà ít ai biết đến

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Rau tầm bóp là rau gì? Những món ăn được chế biến từ rau này

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách nấu lẩu cá lăng chanh dây thơm ngon đậm vị miền Tây

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nước ép với chanh dây – Top 6 công thức thơm ngon, mát lạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 20 món ngon từ dưa lưới với cách chế biến đơn giản tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

nongsan365.net

Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm, các sản phẩm độc đáo đặc thù.

Theo dõi chúng tôi

© 2022 Copyright of nongsan365.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Nông sản việt
  • Nông sản thế giới
  • Nông nghiệp 4.0
  • Sản vật địa phương
  • Thị trường
  • Giải đáp

© 2022 Copyright of nongsan365.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In