Các món ăn từ bí đỏ ngọt thơm vốn có ‘sức hút’ với nhiều người trong chúng ta. Thế nhưng nên sử dụng và chế biến như thế nào cho đúng để chủ động phòng tránh những tác hại của bí đỏ?
Không thể phủ nhận rằng bí đỏ là loại thực phẩm “hội tụ” nguồn chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào, cung cấp đa dạng khoáng chất kali, magie, đồng,… và vitamin thiết yếu như vitamin A, tiền chất vitamin A beta – carotene hay vitamin E.
Tuy nhiên để tận dụng hiệu quả các dưỡng chất quý giá này cũng như hạn chế tác hại của bí đỏ, chúng ta cần phải “nằm lòng” những lưu ý sử dụng khoa học và an toàn.
1. Tác hại của bí đỏ cần biết và phòng tránh
Có thể nói, tỉ lệ mắc phải các tác hại của bí đỏ trên thực tế thường khá thấp nếu bạn đảm bảo bổ sung đúng liều lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 500 – 800g bí đỏ trong một lần, tối đa 2 bữa một tuần là tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng chống một số tác dụng phụ tiềm ẩn sau:
1.1 Ăn nhiều bí đỏ bị vàng da
Giống như cà rốt hay gấc, bí đỏ cũng được đánh giá là rau quả có chứa hàm lượng lớn tiền chất vitamin A – beta carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam đặc trưng và khi vào cơ thể sẽ trực tiếp tham gia hình thành sắc tố thị giác ở võng mạc.
Song cần lưu ý rằng nếu tập trung ăn quá nhiều bí đỏ và hấp thu thành tố này liên tục trong thời gian dài, nguy cơ bị vàng da có thể sẽ tăng cao.
1.2 Đầy bụng khó tiêu
Bí đỏ có đặc tính mềm bở, đồng thời chứa lượng tinh bột và chất xơ tương đối lớn nên người lạm dụng ăn thường xuyên rất dễ mắc phải chứng đầy bụng khó tiêu. Nguyên nhân là bởi khi tiếp nạp lượng lớn các hoạt chất này, nồng độ khí carbon dioxide trong đường ruột thường tăng lên, gây căng tức bụng và ợ hơi.
1.3 Mất cân bằng chất điện giải
Một số nghiên cứu dinh dưỡng nhận thấy rằng bí đỏ có khả năng hoạt động như một chất lợi tiểu nhẹ và tương tác với thuốc Lithium. Do đó, nếu không kiểm soát đúng mức lượng bí đỏ trong chế độ dinh dưỡng, tần suất bài tiết nước tiểu tăng lên, vô tình đào thải nhiều khoáng chất quan trọng, dẫn tới mất cân bằng chất điện giải.
1.4 Tác hại của bí đỏ khiến tăng nguy cơ bị tiểu đường
Nguy cơ bị tiểu đường khi ăn bí đỏ thực sự rất hiếm xảy ra nhưng dù vậy để hạn chế tối đa rủi ro này, hãy chế biến bí đỏ bằng phương pháp hấp, luộc hoặc canh hầm thay vì kết hợp làm bánh, kẹo với nhiều chất tạo ngọt.
2. Bí đỏ ăn sống được không?
Có lẽ không ít lần bạn thắc mắc liệu rằng “bí đỏ ăn sống được không?”, câu trả lời là CÓ. Lúc này, bí đỏ thường được ngâm rửa với nước muối loãng và tận dụng làm nguyên liệu của nước ép bí đỏ hoặc sinh tố bí đỏ. Thưởng thức bí đỏ theo những cách này sẽ lưu giữ nguyên vẹn dưỡng chất, độ tươi ngon của trái mà hương vị cũng khá độc đáo!
Tuy nhiên nếu có hệ tiêu hóa kém, thường bị rối loạn tiêu hóa thì ăn sống bí đỏ không phải là phương thức sử dụng phù hợp với bạn. Tốt nhất hãy đun nấu chín loại thực phẩm này nhé!
3. Bí đỏ kỵ gì?
Chúng ta biết rằng một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng được tạo nên từ rất nhiều yếu tố, trong đó sự kết hợp hài hòa các nguyên liệu góp phần rất quan trọng. Khi chế biến các món ngon từ bí đỏ cũng vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe và hấp thu tối đa các dưỡng chất từ loại rau quả này, hãy chú ý tránh nấu chung với một số thực phẩm “đại kỵ” dưới đây:
3.1 Rau cải
Các loại rau cải như cải thìa, cải bó xôi,…đều có tính mát, rất giàu vitamin C nhưng thường không được khuyến khích “đi kèm” với bí đỏ, nhằm tránh trường hợp phân giải và đào thải lượng lớn vitamin C ra ngoài.
3.2 Giấm ăn và chanh
Giấm ăn và chanh đều thuộc nhóm thực phẩm chứa axit axetic, khi ăn cùng bí đỏ sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
3.3 Một số loại cá biển
Một số loại cá biển như cá lạt hay cá hố,… cũng được xếp vào danh sách kỵ với bí đỏ. Nếu nấu chung các nguyên liệu này với nhau, hương vị của món ăn không những kém hấp dẫn mà còn dễ gây rối loạn tiêu hóa.
3.4 Khoai lang
Các thành phần dinh dưỡng trong khoai lang và bí đỏ vốn không tương tác nhiều với nhau, song vì đây đều là những thực phẩm giàu tinh bột nên đôi khi “phối hợp” cùng lại khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu.
4. Những ai không nên ăn bí đỏ ?
Mặc dù tác dụng của bí đỏ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Dưới đây là một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn bí đỏ:
4.1 Người bị rối loạn tiêu hóa
Những người đang bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa thì nên hạn chế ăn bí đỏ vì loại thực phẩm chứa khá nhiều chất xơ, nên khi ăn nhiều sẽ không tốt cho tình trạng bệnh.
4.2 Người đang dùng thuốc lithium
Do trong quả bí đỏ chứa khá nhiều nước nên được xem là một vị thuốc lợi tiểu. Khi ăn nhiều quá mức sẽ gây phản ứng uống thuốc lợi tiểu, muối và nước trong cơ thể sẽ bài tiết qua đường tiểu. Vì thế những người đang dùng thuốc lithium ăn bí đỏ sẽ làm giảm khả năng bài tiết thuốc qua đường tiết và gây ra các tác dụng phụ.
5. Những lưu ý cần biết khi ăn bí đỏ
Bên cạnh việc cân đối hàm lượng bí đỏ cùng lựa chọn nguyên liệu chế biến phù hợp, trong quá trình sử dụng bí đỏ, bạn cũng nên ghi nhớ thực hiện theo một số khuyến cáo này
- Tránh bảo quản trong tủ lạnh: giống như trái bí đao hay trái bầu, bạn chỉ cần bảo quản bí đỏ ở nơi khô ráo, thông thoáng trong phòng, không cần cất trữ trong tủ lạnh.
- Hạn chế dùng bí đỏ quá già và để lâu: trái bí đỏ quá già sẽ bị khô, lượng đường tăng cao và dễ lên men.
- Chế biến món ăn ít dầu mỡ: không nên thêm nhiều dầu mỡ khi chế biến món ăn từ bí đỏ để tránh làm hao hụt chất dinh dưỡng.
- Không thêm đường khi chế biến các món ăn từ bí đỏ.
- Không nên cho trẻ em ăn bí đỏ nhiều vì sẽ làm dư thừa caroten và còn đối với trẻ ăn dặm thì khi cho ăn cần phải loại bỏ hạt.
Dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng thói quen lạm dụng ăn quá nhiều bí đỏ hoàn toàn không cho sức khỏe. Vì thế hãy “tỉnh táo” điều chỉnh hàm lượng phù hợp và chế biến loại bí này thật khoa học bạn nhé!