Điểm danh các loại cam nổi tiếng trồng tại Việt Nam có thể bạn chưa biết. Tham khảo ngay bài viết sau để cập nhật thêm thông tin bổ ích nhé!
1. Cam Vinh (Nghệ An)
Cam Vinh là một loại trái cây đặc sản của Nghệ An. Cam Vinh chỉ là tên gọi, còn vùng trồng cam Vinh nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An – nơi có khí hậu nóng bức, đất vùng đồi, nhiều gió nên nhưng trái cam thường sẽ không được đẹp mã như các vùng khác nhưng chất lượng thì rất cao. Cam Vinh trái tròn đều, mọng nước, vỏ mỏng, tép cam có màu vàng nhẹ, vị ngọt thanh, hương thơm.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách trồng cam đúng kỹ thuật và chăm sóc tại vườn
- 2 cách làm bánh bao quả cam, bánh bao quả quýt mềm tại nhà
- Tác hại của nước cam khi uống không đúng cách – Bạn cần biết
Cam Vinh có nhiều giống rất nổi tiếng như: Cam Xã Đoài, Cam Vân Du, Cam Sông Con, Cam V2.
Trong đó, giống cam Xã Đoài là cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Dù cùng thời điểm thu hoạch là những tháng trước và sau Tết, các giống Vân Du, Sông Con, V2 cho năng suất cao nhưng về chất lượng thì không thể so sánh với cam Xã Đoài.
Thời điểm này, người tiêu dùng rất dễ bị mắc lừa bởi một số giống cam Trung Quốc giả dạng cam Vinh.
Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng, ép lấy nước uống, xay sinh tố. Phần vỏ cam ép làm tinh dầu, hạt cam cũng được chế biến thành dầu gội đầu.
2.Cam Cao Phong (Hòa Bình)
Cây Cam Cao Phong có nguồn gốc từ thị trấn Cao Phong, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, nổi tiếng với nhiều giống cam nổi tiếng như cam Canh, cam Xã Đoài, cam ruột đỏ, đây được xem là vựa cam lớn nhất miền Bắc. Cam Cao Phong có vỏ dày, màu vàng nhạt, khi bổ ra có màu vàng đậm, có hạt, mùi thơm nồng rất hấp dẫn.
Cam Cao Phong hiện được trồng và nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Cành chiết mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ có độ đồng đều 95%.
3. Cam sành Hà Giang
Quả cam sành Hà Giang là một trong những đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Được thừa hưởng khí hậu thuận lợi, những cây cam ở đây sinh trưởng và phát triển rất tốt cho ra những trái ngon đặc trưng của vùng núi. Với đặc điểm là vỏ dày, sần, lõi cam vàng sậm, có hạt, ăn có vị ngọt khé lẫn vị chua dôn dốt, đậm đà.
Cam sành Hà Giang đã đạt danh hiệu vàng “Món ngon – Tinh hoa ẩm thực Việt 2014”, đạt “TOP 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy”. Giống cam này có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và có pha chút dôn dốt nhưng rất ngon. Tép cam mọng nước màu vàng, nhiều múi rất thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ.
4.Cam Bù (Hà Tĩnh)
Cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) mọng nước, vị ngọt thanh và thơm, nhiều năm qua trở thành đặc sản quý của người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh). Cam bù Hương Sơn khi chín có màu vàng cam, vỏ dày, vị ngọt thanh, thơm, mọng nước.
Mỗi năm cây cam bù chỉ ra quả một lần. Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết nguyên đán. Mỗi cây cam bù Hương Sơn cao khoảng 2-3 m, cho khoảng 100 quả, có cây gần 200 quả.
5.Cam Xoàn (Đồng Tháp)
Cam xoàn là loại cam có nguồn gốc xuất xứ từ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Đồng Tháp, An Giang. Trong đó, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) và huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) là ba trong những địa phương trồng nhiều giống cam này.
Trái Cam xoàn hình tròn, khi chín có màu vàng chanh đậm, ít hột, thơm ngon và ngọt, sử dụng ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống.
Cây cam xoàn cho trái sai quanh năm với rất nhiều công dụng bổ ích cho cuộc sống con người như: trị cảm lạnh, hỗ trợ điều trị viêm phế quản và hen suyễn, trị chứng táo bón, trị viêm khớp, tăng cường hệ miễn dịch,…
6.Cam canh (Hà Nội)
Cam Canh được trồng chủ yếu ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Bắc Giang, Hòa Bình và một số địa phương miền Trung, là loại trái cây đặc sản. Cam Canh chín có màu vàng cam, vỏ mỏng, thơm dịu khi ăn, vị ngọt, đậm mát rất đặc trưng.
Xem thêm:
- Xoài – Công dụng và cách lựa xoài ngon mà ít ai biết đến
- Quả táo và những lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe
Cam canh chứa nhiều vitamin C, hợp chất liminoid và nhiều thành phần dinh dưỡng khác nên nó còn được dùng như một loại thuốc trong một số trường hợp như: chữa cảm sốt, làm chậm quá trình sản xuất cholesterol; đều đặn mỗi ngày ăn 1 quả cam canh có thể phòng ngừa được bệnh ung thư vú, miệng. Đặc biệt Cam Canh còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ máu, làm đẹp da. Giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa lão hóa. Cam Canh là thực phẩm tuyệt vời đối với các bệnh nhân tiểu đường, vì nó hỗ trợ và bổ sung nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể của những người bệnh.
7.Cam ruột đỏ (Cam Cara)
Hiện nay các giống cam ruột đỏ nhập khẩu đang được trồng nhiều hơn ở vùng Tây Nam Bộ bởi màu sắc độc đáo, lạ mắt, vị ngọt dịu đặc biệt lẫn chua nhẹ, không hạt, có hương vị như cà rốt. Đây là giống cam có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho trái quanh năm, khi chín trái chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc da cam. Điểm đặc biệt là giống cam ruột đỏ này ít sâu bệnh, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao.
Cam ruột đỏ có chứa hàm lượng dưỡng chất Lycopene (một chất chống oxy hóa cao) rất tốt cho sức khỏe con người. Đây cũng là loại chất có khả năng ngăn ngừa hiệu quả các loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư dạ dày,… Nếu so với một quả cam thông thường cùng trọng lượng thì hàm lượng Vitamin C của cây cam cara ruột đỏ nhiều hơn gấp rưỡi ( 150%).
Trên đây là các thông tin thú vị về các loại cam nổi tiếng trồng tại Việt Nam. Cập nhật ngay để có thêm nhiều thông tin hữu ích cuộc sống nhé!
Tổng hợp: nongsan365.net